Bí quyết kinh doanh là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên google về chủ đề Bí quyết kinh doanh. Trong bài viết này, kinhdoanhthoitrang.com.vn sẽ viết bài Bí quyết kinh doanh cửa hàng thời trang thành công của các chủ shop hiện nay
Mục lục
1. Hướng tới một nhóm khách hàng cố định
Với mặt hàng thời trang, bạn không thể cùng lúc phục vụ mọi đối tượng khách hàng, việc làm này không những đòi hỏi chi phí đầu tư cao mà còn dẫn tới tình trạng hoạt động không có trọng tâm, kém hiệu quả. Vì vậy, trước khi mở một cửa hàng thời trang, bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng của mình. Bạn có thể xác định nhóm khách hàng tiềm năng theo giới tính, độ tuổi, mức thu nhập, sở thích hoặc mục đích sử dụng của sản phẩm. Ví dụ, bạn có thể chọn cho mình một cửa hàng chuyên bán đồ cho nữ công sở trung niên, chuyên thời trang cho người có vóc dáng to lớn, hoặc chuyên đồ trẻ em… Lựa chọn một thị trường ngách phù hợp không chỉ giúp bạn phục vụ tốt hơn khách hàng của mình, mà còn giảm thiểu được tối đa số lượng đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
2. Hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu
Khi đã xác định được nhóm khách hàng mục tiêu, bạn cần tìm hiểu rõ nhu cầu mong muốn và thói quen tiêu dùng của họ, từ đó đem tới các mặt hàng và cách thức phục vụ tốt hơn. Đa số phụ nữ đều thích mua sắm và trưng diện, cho dù họ có nhiều tiền hay ít. Đặc biệt với đối tượng nữ khách hàng khi chưa lập gia đình, họ có thể sẵn sàng chi ra nhiều hơn so với các đối tượng khác cho việc mua sắm quần áo.
3. Thiết kế và bài trí cửa hàng
Tạo sự thoải mái cho khách hàng khi họ bước vào cửa hiệu với không gian rộng. Để xây dựng một phong cách riêng, hãy thiết kế những điểm nhấn trang trí đặc biệt cho cửa hàng của bạn. Đồng thời đừng quên sắp xếp hình ảnh và âm nhạc trong cửa hiệu thật hài hòa, phù hợp với sản phẩm và đối tượng khách hàng bạn muốn hướng tới. Đặc biệt, manocanh sẽ là ấn tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của khách hàng, thường xuyên thay các mẫu trang phục mới và bắt mắt cho manocanh sẽ làm cho cửa hàng của bạn thu hút và nổi bật hơn.
Có thể bạn quan tâm: Bài học đắt giá về kinh nghiệm kinh doanh thời trang 2020
4. Dịch vụ khách hàng
Bên cạnh chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ là một yếu tố vô cùng quan trọng để khách hàng quay trở lại với cửa hàng của bạn.
Tư vấn cho khách hàng khi họ băn khoăn so sánh giá cả và chất lượng sản phẩm của bạn so với các cửa hàng khác. Hãy cung cấp cho khách hàng thông tin về sản phẩm như chất liệu, kiểu dáng và các xu hướng thời trang mới nhất.
Luôn luôn giữ thái độ tươi cười và cảm ơn khách hàng ngay cả khi khách hàng không mua sản phẩm hay có nhận xét không tốt về sản phẩm. Những nhận xét này chính là thông tin quý giá để bạn có thể biết được đánh giá của khách hàng về cửa hàng, có những thay đổi phù hợp để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Chọn địa điểm
Khi chọn địa điểm để mở cửa hàng, bạn sẽ phải cân nhắc một số yếu tố như: địa điểm đó có đông dân cư không, kinh tế có tốt không và có đối tượng khách hàng phù hợp với sản phẩm của bạn không.
Với hầu hết các cửa hàng đi thuê địa điểm, tiền thuê thường căn cứ trên diện tích và trả theo tháng. Một số chủ nhà tính giá thuê tối thiểu cộng với phần trăm doanh thu bán hàng hàng tháng của người thuê – cao hơn mức đã ấn định trước.
Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng thời trang trẻ em hiện nay
Ngoài tiền thuê nhà và phần trăm doanh thu, nhiều người đi thuê cửa hàng ở một trung tâm mua sắm còn phải trả thêm một loại phí gọi là phí phụ trội. Phí này được tính theo diện tích hoặc theo phần trăm doanh thu và được sử dụng vào quảng cáo cho khu mua sắm cũng như duy tu các cơ sở vật chất xung quanh cửa hàng như chỗ để xe, vỉa hè, đường đi, khu vực nghỉ chân, sân hiên, phòng vệ sinh.
Vì thế, trước khi quyết định chọn địa điểm thuê, hãy thực hiện những bước sau:
1. Xem trước vài địa điểm rồi mới chọn
2. Tìm hiểu xem địa điểm có rơi vào diện quy hoạch hay phải tuân thủ quy định nào không
3. Tính toán nhu cầu để xe
4. Cân nhắc xem địa điểm có xứng với tiền thuê không
5. Tìm ra điểm hấp dẫn của địa điểm thuê
6. Xác định xem nếu thuê địa điểm đó thì có khả năng phát triển không
7. Tính xem cửa hàng bạn sẽ cần bao nhiêu diện tích
Thuê nhân viênSố nhân viên mà bạn phải thuê sẽ dao động theo giờ mở cửa và lượng khách hàng nhưng nguyên tắc phổ biến là một cửa hàng khoảng 100 m2 sẽ cần 1 nhân viên toàn thời gian và một nhân viên bán thời gian.
Khi bạn tuyển nhân viên bán hàng, tiêu chí hàng đầu phải là khả năng bán hàng và tính cách. Thoả mãn hai tiêu chí này thì bạn mới có thể hy vọng đào tạo được nhân viên của mình và chắc chắn rằng họ biết chiều khách, biết tư vấn khách mua hàng và biết xử lý mọi tình huống. Bạn cũng sẽ muốn nhân viên của mình nghiêm túc, thật thà để có thể tin tưởng giao cho họ trọng trách thu tiền và ghi sổ sách.
Robert L., một doanh nhân trong lĩnh vực thời trang khẳng định: “Kiểu gì thì bạn cũng phải có tiêu chí tuyển người cụ thể bởi dịch vụ khách hàng rất quan trọng, nó giúp tạo sự khác biệt giữa bạn và các siêu thị”.
6 Không để hàng tồn kho
Không phải cứ có vốn là có thể kinh doanh hiệu quả, quan trọng phải biết sử dụng đồng vốn sao cho đúng đắn, đặc biệt đối với kinh doanh quần áo. Yếu tố quan trọng trong kinh doanh quần áo là tránh để hàng tồn, bởi lẽ hàng sẽ cũ và lỗi mốt. Khi đó, sản phẩm sẽ không được nhiều người tiêu dùng đón nhận. Tiền đầu tư sẽ đọng lại, không thể xoay vòng nhanh.
Muốn dòng tiền xoay vòng tốt, được khách hàng quan tâm và hưởng ứng thì hàng tại shop phải luôn có mẫu mới, đẹp và thay đổi theo mùa. Khi đi lấy hàng, chủ cửa hàng nên lấy với số lượng nhỏ để thăm dò thị hiếu thẩm mỹ của khách hàng. Có như vậy, người bán vừa xoay được vốn, lợi nhuận đem lại cao, tạo tâm lý quay trở lại đối với khách hàng.
Khi kinh doanh cửa hàng quần áo bạn nên chú ý tới đối thủ xung quanh.
7 Giá cả hợp lí
Thông thường đối với những phân khúc khách hàng bình dân, khi kinh doanh cửa hàng quần áo bạn nên chú ý tới đối thủ xung quanh. Dù hàng hóa của bạn có đẹp đến mấy nhưng bán giá quá cao khách hàng cũng chỉ ghé thăm để chiêm ngưỡng chứ không mua. Do vậy, có giá cả hợp lý, không quá chênh lệch với đối thủ là yếu tố để cạnh tranh tốt.
8 Luôn tươi cười với khách
Hãy luôn tươi cười và cảm ơn ngay cả khi khách chỉ “ngắm chứ không mua”. Tuyệt đối không vồ vập, nài ép họ mua sản phẩm. Bởi, nếu hành xử thô lỗ sẽ làm khách hàng sợ hãi và chẳng bao giờ ghé lại cửa hàng của bạn. Như vậy, cửa hàng không chỉ mất khách, doanh thu giảm mà còn mang tiếng xấu.
9 Ưu đãi giả
Nhiều trung tâm, cửa hàng đưa ra những chương trình ưu đãi, giảm giá để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, nếu không khéo sẽ gây phản cảm và khách sẽ sớm khai trừ cửa hàng của bạn ra khỏi danh sách ghé thăm.
Chiêu giảm giá tới 50% của nhiều cửa hàng thực chất là nâng giá lên gấp đôi so với bình thường rồi treo biển giảm giá. Nếu khách hàng quen và tinh ý họ dễ dàng nhận ra ý đồ của cửa hàng và khi ấy khách hàng sẽ mất niềm tin và sẵn sàng bỏ lại sản phẩm dù đã mất nhiều công sức chọn lựa.
Do vậy, nên khuyến mãi với giá thực. Đối với những sản phẩm tặng kèm nên chọn những sản phẩm ý nghĩa có giá trị sử dụng. Khi ấy, không chỉ có khách hàng quen tới quán mà những người mới cũng tìm đến.