Kiểu kinh doanh thời trang thất bại nếu đã từng đọc những kinh nghiệm “xương máu” này của anh thì chắc hẳn bạn cũng như chúng tôi đều rất ấn tượng với các ví dụ thực tế mà chính anh đã trải nghiệm cùng những lời khuyên rất hữu ích.
Mục lục
Kiểu kinh doanh thời trang thất bại kiểu nghệ sỹ
Đây là kiểu sai lầm có thể bắt gặp phổ biến nhất, có thể nói là đến quá nửa các bác kinh doanh lần đầu đều thuộc nhóm nghệ sỹ này. Một số biểu hiện của kiểu làm ăn nghệ sỹ là:
– Nhập hàng theo sở thích cá nhân, mình thích mặc cái gì thì nhập cái đó. Kết quả khách không ưng và hàng tồn, chủ shop ngồi thắc mắc sao hàng đẹp thế mà khách không mua.
– Chăm chút cho cửa hàng, website, giá kệ, namecard, ảnh lookbook… từng li từng tí, muốn cái gì cũng phải hoàn hảo (vì họ là nghệ sỹ mà), trong khi sản phẩm cốt lõi và dịch vụ thì chả ra sao.
>>>Xem thêm: Cách kinh doanh thời trang trên mạng xã hội Facebook hiện nay
Kiểu kinh doanh thời trang thất bại tóm lại
Với kiểu làm ăn như thế này thì có thể khẳng định 100% các nghệ sỹ sẽ ôm rất nhiều hàng tồn và tiền cứ đội nón ra đi bởi các chi phí cố định hàng tháng. Sau đó, phần lớn các nghệ sỹ sẽ tặc lưỡi tự nhủ “mình không hợp với việc kinh doanh” và trở về với công việc thường ngày là rong chơi và ca hát. Có những nghệ sỹ tồn nhiều hàng, vừa mặc vừa cho mấy năm sau vẫn còn chưa hết.
Ôm hàng số lượng lớn
Có rất nhiều lý do khiến cho các chủ shop ôm hàng. Ví dụ như:
– Nhà cung cấp, xưởng may yêu cầu số lượng tối thiểu cho mỗi đơn hàng phải cao
– Muốn có sẵn hàng để bán cho khách
– Nguồn cung đang có khuyến mại
– Nhập số lượng càng lớn giá càng rẻ, nên muốn nhập nhiều để được chiết khấu cao
– Chủ shop tự nhẩm tính nếu bán hết số hàng này sẽ lãi rất nhiều nên ôm hàng
Kinh nghiệm ở đây là
Khi mới làm, hoặc mới nhập mặt hàng gì thì phải đánh giá cẩn thận, tốt nhất là bán từ ít đến nhiều. Thậm chí bán không có lãi để lấy khách hàng đã, chiết khấu không phải là vấn đề quan trọng lắm trong giai đoạn đầu, quan trọng là giảm thiểu rủi ro các bác nhé.
Đón trước mùa vụ
Kiểu kinh doanh thời trang thất bại ở miền Nam do khí hậu ổn định nên tình trạng đón mùa vụ không quá nhiều, nhưng ở miền Bắc thì vô cùng phổ biến. Khi đón trước mùa vụ, bác nào cũng nghĩ là mình rất thông minh mà không hiểu rằng hàng vạn shop khác cũng làm như vậy.
Một quyết định “đi tắt đón đầu” chỉ có giá trị khi các bác nằm trong số ít những người dự đoán trúng. Còn chuyện đương nhiên sẽ xảy ra, ai cũng biết thì các bác đoán trước cũng vô ích. Đó là lý do vì sao người ta đặt cược Leicester trước mùa giải vừa rồi thì 1 ăn 5000, nhưng đến những vòng cuối thì chỉ còn là 1 ăn 1.5 hay 1 ăn 2 mà thôi.
>>>Xem thêm :Những ý tưởng kinh doanh vốn ít không phải ai cũng biết
Tôi có nguồn hàng giá gốc
Lý do mà rất nhiều bác nhảy vào kinh doanh thời trang là nhà ông anh có xưởng may A, hay bà chị chuyên nhập tận gốc mặt hàng B… có thể nói là một lợi thế vớ vẩn hết sức.
Trước hết nói về giá, thì các bác nên hiểu 70% giá bán của sản phẩm tạo nên bởi khâu marketing và phân phối, còn khâu sản xuất chỉ chiếm 30%. Do đó, việc lấy hàng tận gốc, hay tự sản xuất chỉ giúp các bác giảm được một vài % so với đối thủ, chỉ bằng cái khuyến mại vui của người ta chứ chẳng xi-nhê gì cả.
Ngược lại, vấn đề chính
Để tạo nên thành công là marketing, chăm sóc khách hàng, bán hàng thì hầu hết các bác ở nhóm này khá lơ mơ. Việc này cũng giống như thi lập trình mà bác cậy mình to khỏe vậy. Rất nhiều shop không hề có xưởng, không cần nhập tận gốc nhưng vẫn thành công, vì việc đó thực sự không góp phần đáng kể trong việc thành bại của shop thời trang.
Sao chép và sao chép
Kiểu kinh doanh thời trang thất bại sao chép là sở trường của người Việt Nam. Nếu lịch sự thì gọi là sao chép, còn bản chất thì gọi là ăn cắp hay nhái. Thực ra sao chép không có gì là xấu, nhưng khi sao chép một cách lộ liễu và lười biếng thì thực sự là điều rất tệ.
Để làm ra cái điện thoại iPhone, tất nhiên người ta cũng phải sao chép rất nhiều tính năng đã có trên các điện thoại trước đó, nhưng sản phẩm làm ra hoàn thiện hơn và giá trị hơn. Còn kiểu của nước ta là bắt chước vụng về, làm cái logo hao hao, cái tên na ná (để gây hiểu lầm), rồi sản phẩm giống hệt và tìm cách bán giá rẻ hơn.
Qua bài viết trên đã cho các bạn biết về kiểu kinh doanh thời trang thất bại nhất bạn cần nên biết để tránh đụng phải. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các bạn. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm :Cách mặc váy đầm babydoll để xinh như công chúa trong ngày hè
Mỹ Phượng-tổng hợp
Tham khảo ( thuongtruong, afamily, … )