Tượng Đạt Ma là một trong những mẫu tượng khá phổ biến ngày nay, đặc biệt đối với nền văn hóa của người Việt. Bức tượng này lấy hình tượng nhân vật có thật là Đạt Ma – người truyền giáo Phật pháp ở khắp mọi nơi, giúp đỡ những người nghèo khổ, bất hạnh nên được mệnh danh là vị Phật chuyên hóa giải nỗi buồn. Hiện nay, tượng Đạt Ma ngày càng chiếm được nhiều sự quan tâm và được lựa chọn thờ phụng tại gia một cách rộng rãi.
1. Đạt Ma là ai?
Mặc dù là một trong những vị thần nổi tiếng nhưng ngày nay không phải ai cũng biết đến Đạt Ma. Vị Bồ Đề Đạt Ma này chính là vị hoàng tử thứ 3 của vua Pallava Tamil từ Kanchipuram, có nguyên quán ở Nam Thiên Trúc, Ấn Độ.
Trong một lần đến nước Hương Chí, Bát Nhã Đa La – Vị Tổ thứ 27 của Nhà Phật đã cùng với Bồ Đề Đa La bàn bạc cũng như thảo luận về ý nghĩa của chữ Tâm. Nhận thấy được sự hanh thông, vị Phật này đã nhanh chóng đặt cho Bồ Đề Đa La cái tên khác là Bồ Đề Đạt Ma. Sau đó, Ngài đã từ bỏ cuộc sống giàu sang, nhung lụa của mình để đi cứu độ, thức tỉnh chúng sinh, đắc đạo trở thành vị Tổ thứ 28. Bên cạnh đó, Đạt Ma cũng là người đã truyền thụ phương pháp rèn luyện thân thể cho các nhà sư Thiếu Lâm và đóng một phần công sức không hề nhỏ trong việc sáng lập võ thiếu lâm ngày nay. Ngoài ra, ông cũng được mệnh danh là cha đẻ của văn hoá Thiền tại Trung Quốc truyền kiếp ngàn đời.

Đạt Ma được khắc họa với hình tượng hung tợn, người mặc áo choàng, đi chân trần, tay cầm thiền trượng, ánh mắt sắc bén cùng với bộ râu xồm xoàm. Nhắc đến Đạt Ma người ta sẽ nghĩ ngay đến khả năng trấn trạch, xua đuổi tà ma, mang lại bình an cho nhân loại.
2. Đặt tượng Đạt Ma trong nhà có ý nghĩa phong thuỷ gì?
Theo các chuyên gia phong thủy cho biết việc bày trí tượng Đạt Ma trong nhà sẽ mang lại nhiều ý nghĩa Phong Thuỷ tốt như giúp thu hút nhiều vận may, tài lộc, ngăn chặn những luồng khí xấu và bảo vệ cho gia đình. Với mỗi kiểu dáng, mẫu mã khác nhau, các mẫu tượng Đạt Ma sẽ mang những nét ý nghĩa riêng biệt khác nhau.
Tượng Đạt Ma cùng một chiếc giày: Theo sự tích thì Đạt Ma Sư Tổ sau 3 năm thị tịnh đã đi đường bằng chân không, trên tay cầm một chiếc giày và cầm cây thiền trượng tay còn lại. Cây thiền trượng ở đây mang nghĩa biểu tượng cho sự giác ngộ, trong khi đó chiếc giày mang ý nghĩa của sự đến và đi. Tượng Đạt Ma với một chiếc giày hàm ý nói con người chỉ là hạt cát bụi, khi chết đi rồi nhưng sẽ vẫn còn ở đâu đó dấu vết của sự tồn tại một cách hiện hữu hoặc biến mất, ý nói muốn siêu thoát thì phải giác ngộ

Tượng Đạt Ma khất thực mang nét đặc sắc trong Phật giáo khi những người tu hành thường sẽ đi xin thực vật của người đời để nuôi thân. Qua đó mang ý nghĩa răn dặn con người sống trên đời cần phải tu tâm, dưỡng tính, tuyệt đối không được làm mất đi giá trị của bản thân vì cái lợi trước mắt

Tượng Đạt Ma quá hải: tương truyền rằng khi tư tưởng đạo giáo của Đạt Ma không tương hợp với Vũ Đế, ông đã xin cáo từ và khi đi qua dòng sông Trường Giang, ông đã ngắt một nhành cỏ để đặt xuống dòng sông chảy cuồn cuộn, rồi cứ thế đi lên trên mặt đất bằng chân trần. Do đó, mẫu tượng này thể hiện sự giác ngộ cao, ý chí vững vàng, kiên định

Tượng Ma Đạt thế võ: Khi Đạt Ma sang Trung Quốc để truyền giáo phật pháp, ông đã cho đệ tử học phật pháp để phòng thân vì nghĩ rằng sẽ gặp phải những quan điểm, ý kiến trái chiều. Điều này thể hiện quan niệm rằng sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người chính là thứ vũ khí cực kỳ lợi hại giúp vượt qua mọi thử thách để chiến thắng kẻ thù và sự gian ác

Trên đây là một số mẫu tượng Đạt Ma và ý nghĩa Phong Thuỷ của từng mẫu. Nếu như quý khách hàng đang còn phân vân không biết nên mua mẫu tượng Đạt Ma Sư Tổ nào thì hãy mau chóng liên hệ với Gỗ Đỉnh để có thể sở hữu tượng Đạt Ma đẹp và chất lượng nhé.
Gỗ Đỉnh – Chuyên cung cấp hàng ngàn sản phẩm Tượng Gỗ, Lục Bình Gỗ, Tranh Gỗ, Nội Thất Gỗ.
Website: https://godinh.com/
Hotline: 08 6863 2345 – 07 8481 3456 (Zalo)
Email: godinh321@gmail.com
Vận chuyển tận nơi trên toàn quốc